Năm 30 tuổi, Nguyễn Mạnh Tường mở thêm Văn phòng luật sư ở ngôi nhà 77 đường Trần Hưng Đạo – Hà Nội. Từ đó, bên cạnh giáo sư Nguyễn Mạnh Tường, người ta còn biết luật sư Nguyễn Mạnh Tường. Trong giới trí thức Việt Nam, Nguyễn Mạnh Tường gắn với nhiều huyền thoại. Khi ông về nước, trong số người ra đón có một cụ già không quen biết. Cụ đến trước chàng trai kính cẩn cúi đầu vái lạy: “Cậu là người có tài. Mong cậu đừng lấy cái tài ấy phụng sự ngoại bang”. Chuyện ấy chẳng biết thật bao nhiêu phần trăm. Chỉ biết ông Trạng Tây này suốt đời xứng đáng là một trí thức yêu nước.
… Thái Bình là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ bị Pháp chiếm đóng sau. Vì thế, thời kỳ 1947-1947 nhiều trí thức tên tuổi của đất nước theo cơ quan hoặc tản cư về Thái Bình: Bùi Kỷ, Tăng Xuân An, Trịnh Đình Rư, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn tường Phơnựg, Hoàng Như mai, Nguyễn Mạnh Tường…Và thời kỳ ấy lại có một câu chuyện dân gian xuất hiện, lan truyền rất nhanh. Chuyện rằng: một thanh niên nông dân đi làm đồng về, thấy kẻ khác đang ôm ấp vợ mình. Sẵn cái cuốc trên tay, anh ta phanh một cái chết ngay kẻ địch. Phien toà mở ra. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường được chỉ định bào chữa. Ông chỉ có ít phút gặp thân chủ của mình. Diễn biến phiên toà đúng như chủ định: anh nông dân chịu án tử hình và được phép nói lời cuối cùng. Anh nhìn chánh toà, nhìn luật sư, ngập ngừng nói: “Xin phép được hôn bà chánh toà trước khi chết. Bị bất ngờ, chánh toà không kịp trấn tĩnh, đập bàn quát mắng anh nông dân rằng tội lỗi đến thế mà còn dám hỗn láo nói liều. Nhân đó, luật sư Nguyễn Mạnh Tường nói thêm: “Thưa ông chánh toà. Ông là người có học thức, suy nghĩ chin chắn mà trước câu nói không đâu của người sắp chết, còn nổi giận ghê gớm như thế - nói chi anh nông dân nghèo ít học kia, trông thấy người đàn ông trong buồng vợ mình thì sự giận dữ đến mức hành động thiếu suy nghĩ là điều có thể hiểu được”. Thế là anh nông dân được giảm án. Tiến sĩ luật khoa Đào Quang Hữu hiện ở TP. Hồ Chí Minh, học trò thầy Tưởng ở trường Bưởi, bảo đảo chuyện trên là có thật. Phiên toà diễn ra ở làng Xuân Thọ, huyện Đông Quan, Thái Bình. Chánh toà là luật sư Nguyễn Văn Chất, có người vợ trẻ, đẹp. Và ai cũng hiểu rằng nụ hôn cuối cùng anh nông dân đòi hỏi là nụ hôn Nguyễn Mạnh Tường!